In là quá trình ta nhìn thấy được màu sắc thực sự, không còn trên file qua màn hình máy tính. Chất lượng phục chế màu sắc cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi quá trình này, vì vậy ở bài viết này Prima.vn cùng bạn đọc điểm qua một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng phục chế màu trong quá trình in ấn.
1. Thứ tự in chồng màu
Khi in chồng 4 màu cơ bản với nhau, có 24 khả năng thay đổi thứ tự in chồng màu. Hầu hết các máy in sử dụng một trong số 3 kiểu thứ tự in chồng màu: Vàng – Magenta – Cyan – Đen (YMCK); Cyan – Magenta – Vàng – Đen (CMYK) và Đen – Cyan – Magenta – Vàng (KCMY). Tùy theo khuyến cáo của nhà sản xuất mực in, thói quen hay đặc điểm của tài liệu in mà các nhà in sẽ chọn lựa thứ tự chồng màu.
2. Các yếu tố quang học
Các yếu tố này được tạo ra bởi các thuộc tính quang học của lớp mực in.
– Độ trong suốt: Màu in có khuynh hướng chuyển sang tông màu của mực sau cùng nếu các mực đó có đặc tính không trong suốt hoàn toàn. Tương tự, nếu các màu in không trong suốt được in phủ lên nền màu Đen thì mật độ đo được từ 4 màu sẽ giảm so với in màu Đen phủ lên những màu đó, đặc biệt khi màu Vàng là màu in cuối. Thứ tự chồng màu KCMY có thể làm giảm mật độ tối đa khoảng 0.4 so với thứ tự chồng màu YMCK.
– Độ bóng: Một số màu in (đặc biệt là màu Vàng) có độ bóng cao hơn những màu khác. Bố trí màu Vàng in sau cùng có thể làm tăng độ bóng của tờ in.
– Sự nhũ hóa: Một số loại mực trong thành phần cấu tạo có các chất tạo màu đặc biệt. Trong một vài trường hợp, những chất này có thể di chuyển lên bề mặt của lớp mực in và làm thay đổi màu của lớp mực. Có thể giảm thiểu vấn đế này bằng cách in mực đo trước trong thứ tự in.
3. Các vấn đề xuất hiện trong quá trình sản xuất
Trong quá trình sản xuất, khi máy in, mực in, giấy in và bản kẽm được kết hợp với các điều kiện sản xuất sẽ xuất hiện nhiều vấn đề như sau:
Một số người cho rằng màu Vàng được in với độ dày lớp mực cao hơn các màu in chồng của nó nhưng đôi khi khi lại nảy sinh vấn đề về truyền mực và sự gia tăng tầng thứ trong các điều kiện in bình thường. Một số khác cũng cho rằng màu Vàng khó truyền hơn nên phải được in sau cùng. Tuy nhiên nếu thay đổi độ sệt theo khuynh hướng màu in sau có độ sệt nhỏ hơn màu in trước thì ta vẫn có thể truyền mực in màu Vàng tốt.
Cân bằng xám có thể được thiết lập trong quá trình chế bản với các điều kiện in cụ thể. Nếu quá trình chế bản tạo ra cân bằng xám cho các thứ tự in chồng màu CMYK nhưng khi in lại theo thứ tự KCMY thì có nhiều khả năng không đạt được cân băng xám.
Ngoài ra còn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến thứ tự in chồng màu như dễ rửa máy (in các màu lợt trước các màu đậm sau), in các màu quan trọng sau cùng và thói quen của thợ in.
Một số người cho rằng màu Đen đặt sau màu Vàng trong chuỗi là phù hợp nhất. Sự mất đi mật độ tối đa (Dmax) trong việc in màu Vàng trên màu Đen làm cho vấn đề tương phản in và phục chế tông màu trở nên tồi tệ thêm.
Dù cho một nhà máy in chọn thứ tự chồng màu nào đi nữa thì yếu tố quan trọng là thứ tự đó phải được giữ nguyên trong tất cả các trường hợp ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt.
4. Độ dày lớp mực
Ngoài việc ảnh hưởng đến các thuộc tính của màu sắc, độ dày lớp mực còn ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác như khả năng khô và sự lột giấy. Những lớp mực quá mỏng có thể gây ra nên những vấn đề về lột giấy và tạo ra các mảng màu không đều đặn.
Các yếu tố về chất lượng hình ảnh bị ảnh hưởng bởi độ dày của lớp mực được liệt kê dưới đây. Những yếu tố về sự gia tăng tầng thứ và sự truyền mực do sự thay đổi độ dày lớp mực được liệt kế riêng.
Sự chuyển đổi tông màu có thể được lý giải bằng cách tham chiếu sự dư tông và thiếu tông của mực. Dư tông là màu của một lớp mực đủ dày để trở nên đục hoàn toàn. Thiếu tông là màu của một lớp mực mỏng đủ để trở nên khá trong suốt. Màu của một lớp mực in bình thường là sự kết hợp của dư tông và thiếu tông. Hiệu ứng của dư tông trở nên mạnh hơn nếu in với một lớp mực dày hơn bình thường. Thiếu tông sẽ xảy ra khi in với một lớp mực mỏng hơn bình thường. Ví dụ, một màu Magenta nếu in dày sẽ có màu đỏ bầm, nếu in mỏng sẽ có màu hồng nhạt.
Một ví dụ xa hơn về sự chuyển đổi màu do độ dày lớp mực có thể được minh hoa bằng cách xem xét những tỷ lệ phản xạ của một loại mực Magenta. Độ dày lớp mực bình thường của màu Magenta phản xạ khoảng khoảng 90% ánh sáng Đỏ cờ tới nó và 30% ánh sáng Xanh tím. Tỉ lệ Đỏ cờ / Xanh tím là 3/ 1. Nếu lớp mực có độ dày gấp đôi thì độ dày bình thường; độ phản xạ thuần của tia tới màu Đỏ cờ là 90% của 90% (hay 81%). Sự phản xạ trong vùng Xanh tím giảm xuống 30% của 30% (hay xuống 9%) của tia tới màu Xanh tím. Lúc này tỉ lệ màu Đỏ cờ so với màu Xanh tím là 9/1.
Độ dày lớp mực
Rất khó xác định độ dày lý tưởng cho một loại mực. Một số người đề nghị sử dụng mật độ tông nguyên và mật độ của tầng thứ 75% để có được một độ tương phản in tốt. Người ta dùng công thức sau:
Độ tương phản in = 100% (Ds-Dt)/ Ds |
Trong đó Ds là mật độ của màu tông nguyên, Dt là mật độ của tầng thứ 75%. Dãy tỉ lệ tương phản cho in tốt là từ 28% – 30%. Công thức này có thể giúp cân bằng các độ dày khác và từ máy in này sang máy in khác, nhưng không nhất thiết phải dẫn đến việc tạo ra một độ dày lớp mực lý tưởng.
Preucil đề nghị xem xét đến hiệu của màu trực giác đối với một loại mực nào đó khi chọn độ dày lớp mực. Nó được xác định bằng cách đo mật độ lớp mực in qua các kính lọc màu Đỏ cờ, Xanh tím, và Xanh lục. Giá trị mật độ thấp nhất Dmin của những chỉ số này được chia cho giá trị mật độ cao nhất Dmax để tính độ xám của Preucil. Các mật độ in tối ưu theo khái niệm về hiệu quả màu trực giác. Mật độ lý tưởng ở nơi mà đường cong cho một giá trị độ xám đạt tới đỉnh điểm.
Ngoài ra còn một phương pháp để xác định độ dày lớp mực của F.L.Cox (Gatf). Độ chính xác của hương pháp này sẽ bị ảnh hưởng bởi sự truyền mực và các yếu tố khác về lỗi tổng hợp màu cộng. Trong thực tê, những hướng dẫn trên thường không mấy hữu dụng. Bởi vì đọ dày lớp mực ảnh hưởng quá nhiều đến các yếu tố chất lượng in, một thay đổi có lợi cho một yếu tố này thì lại bất lợi cho yếu tố khác. Thậm chí nếu chỉ xét các yếu tố về màu sắc thì điều này vẫn đúng. Điều này giải thích tại sao các nhận viên vận hành máy in hay có thói quen điều chỉnh độ dạy lớp mực và thứ tự chồng màu để làm tăng sự thể hiện của một ấn phẩm.
Mặc dù không thể xác định mật độ tối ưu của các khối màu in do không biết độ dày lớp mực tối ưu, nhưng điều này không có nghĩa là các nhà máy in không nên thiết lập một tiêu chuẩn tham chiếu nội bộ. Một tiêu chuẩn nội bộ rất hữu ích để tạo ra các thông số cho quá trình chế bản.
Các mật độ chuẩn sẽ lệ thuộc vào độ mịn của bề mặt in và sự tập trung chất màu của mực. Cả hai thuộc tính này càng cao thì mật độ đạt được càng cao. Trong quá trình in, nhân viên vận hành máy in có thể kiểm soát được: mật độ, tông màu và độ bão hòa của các màu tông nguyên cũng như các màu tầng thứ, độ bóng, sự gia tăng tầng thứ, độ sắc nét và sự truyền mực. Tất cả những yếu tố này có thể bị ảnh hưởng khi độ dày lớp mực thay đổi.
Độ dày lớp mực tốt nhất sẽ giúp tránh được những vấn đề như bóc mực hoặc lột giấy và giúp cho quá trình in ổn định. Nghĩa là sẽ có một sự sắp xếp sao cho độ dày lớp không quá dày hoặc quá mỏng để tạo ra các điều kiện in có khả năng phục chế cao nhất.
5. Sự truyền mực
Sự truyền mực hay trapping nghĩa là chuyển một lớp mực lên một lớp đã được in trước đó. Tỉ lệ truyền mực là tỉ lệ giữa khả năng mực phủ lên được trên một lớp mực in, ví dụ sự truyền mực 80% nghĩa là độ dày lớp mực của mực in thứ hai trên lớp mực in đầu là 80% so với độ dày lớp mực thứ hai trên một bề mặt giấy chưa in.
Các từ như ướt chồng ướt và ướt chồng khô nói đến việc lớp mực thứ hai chồng lên lớp mực trước đó còn ướt hay đã khô. Trong in một màu người ta in ướt chồng khô trong in 4 màu là ướt chồng ướt và in 2 màu là ướt chồng khô lẫn ướt chồng ướt.
Trong các điều kiện thông thường, việc truyền mực không đủ thường xảy ra. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc truyền mực bao gồm:
Tỉ lệ truyền mực thực tế = 100% (Dop–D1)/ D2 |
Trong đó D1 là mật độ của lớp lực đầu tiên, D2 là mật độ của lớp mực thứ hai và Dop là mật độ tại nơi 2 màu chồng lên nhau.
Phương pháp đánh giá sự truyền mực bằng mật độ kể không đưa ra các số đo chính xác về độ dày lớp mực. Điều này xảy ra do ảnh hưởng của các yếu tố sau: độ bóng và phản xạ của bể mặt, phản xạ nội tại đa phương, độ đục của lớp mực thứ hai, sự hồi chuyển của các lớp mực và độ cảm nhận phổ của máy đo mật độ. Đặc biệt là việc sử dụng các kính lọc băng tần hẹp 540 với các kính lọc băng tần rộng trong các máy đo mật độ sẽ ảnh hưởng đến các tính toán về sự truyền mực. Một sự truyền mực 100% thường dao động giữa 95% và 105% hoặc trong vài trường hợp còn nằm ngoài những giới hạn này.
Do ảnh hưởng của độ dày lớp mực nên việc truyền mực tối ưu có thể phụ thuộc vào một ấn phẩm nhất định. Trong thực tế, đạt được sự truyền mực 100% là bình thường nhưng các giá trị có thể chấp nhận được về mặt thương mại nằm trong khoảng từ 75 đến 90% ngày càng quen thuộc khi in ướt chồng ướt. Hơn nữa, tính ổn định của sự truyền mực quan trọng hơn việc đạt được một giá trị tuyệt đối nào đó.
Lục giác màu GATF là một biểu đồ tốt để tìm hiểu về những thay đổi sự truyền mực. Mật độ của các lớp mực in chồng lên nhau được vẽ trên biểu đồ. Sự khác biệt giữa tờ in thử và thật thường được so sánh trên loại biểu đồ này.
Để đạt được sự truyền mực tốt người ta thường khuyến cáo nên. dùng các loại mực có độ sệt giảm dần. Nghĩa là loại mực in đầu có thể có độ sệt cao nhất mà không bị bóc giấy, các loại mực sau đó có một độ sệt thấp hơn khoảng hai điểm. Ví dụ loại mực xuống đầu tiên có độ sệt là 18 và các loại mực sau có giá trị lần lượt là 16, 14 và 12.
6. Sự gia tăng tầng thứ và các yếu tố có liên quan
Để truyền mực sang bề mặt in cần phải dùng một áp lực vì mực là một chất lỏng nên áp lực này không chỉ nén mực vào bề mặt in mà còn là làm cho nó lan ra các phía. Do cần áp lực để truyền mực nên mực cũng bị phân tán gây nên sự gia tăng tầng thứ.
Trạng thái của các điểm trame qua các công đoạn
Sự thay đổi kích thước điểm tram dẫn đến sự gia tăng tầng thứ
+ Sự gia tăng tầng thứ: Là một phần của sự biến dạng các hạt tram. Các dạng khác là kéo dịch và đúp nét. Kéo dịch là sự biến dạng có định hướng của điểm tram, một điểm tram tròn trên bản kẽm có dạng gần giống như hình bầu dục khi truyền lên giấy. Đúp nét là hiện tượng khi in hạt tram sẽ có một bóng của nó nằm lệch một bên và nhạt hơn nó.
Mặc dù có thể loại bỏ kéo dịch và đúp nét nhưng ở mức độ nào đó nhưng sự gia tăng tầng thứ luôn xuất hiện.
Bảng liệt kê dưới đây cho thấy các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sự biến dạng điểm tram:
+ Độ dày lớp mực: lớp mực càng dày khi sự gia tăng tầng thứ càng nhiều.
+ Áp lực in: Áp lực in càng lớn thì sự gia tăng tầng thứ càng nhiều, áp lực có thể điều chỉnh bằng nhiều cách như lót lại kẽm và tấm cao su.
+ Tấm cao su: Loại cao su chịu nén làm biến dạng điểm tram ít hơn những tấm cao su thường và tạo ra sự gia tăng tầng thứ ít hơn.
+ Sự cân bằng mực – nước: Trong in offset, cấp nước nhiều quá làm cho mực trở nên nhiễm nước. Hiện tượng này cũng làm cho gia tăng tầng thứ nhiều hơn.
+ Độ căng của bản kẽm và cao su: Nếu độ căng không đủ thì đúp nét có thể xẩy ra.
+ Tốc độ in: Tốc độ in tăng có khuynh hướng làm giảm sự gia tăng tầng thứ nếu máy in đang ở trong điều kiện tốt và có thể điều chỉnh được.
+ Các yếu tố về giấy: Các loại giấy càng mịn, tráng phấn càng nhiều cho thấy gia tăng tầng thứ càng ít. “Các yếu tố về mực: Các loại mực có độ tách dính càng cao và nồng độ sắc tố càng cao thì gia tăng tầng thứ càng ít.
Các yếu tố thích hợp với các quy trình được liệt kê dưới đây:
+ In ống đồng: Sự biến dạng điểm tram trong in ống đồng giống như sự lan trải điểm tram. Sự lan trải chủ yếu là do hoạt động mao dẫn của giấy. Dung lượng của ổ chứa mực càng lớn, độ dẻo của mực càng thấp thì sự lan trải điểm tram càng để xảy ra.
+ In flexo: Sự gia tăng tầng thứ trong in flexo gồm các yếu tố của in ống đồng và in offset. Ngoài ra lưới điểm trên trục anilox càng thô thì sự gia tăng tầng thứ càng nhiều. Tương tự, góc tiếp xúc lưỡi dao gạt thấp hơn sẽ làm gia tăng tầng thứ cao hơn. Những yếu tố khác làm tăng tầng thứ bao gồm các lưỡi gạt mực dày hơn và các trục lăn truyền mực bằng cao su mềm hơn.
+ In lụa: Những yếu tố gia tăng tầng thứ trong in lụa là các yếu tố chỉ có liên quan đến quy trình này mà thôi. Lưới lụa dày hơn và áp lực dao gạt cao su có khuynh hướng làm tăng tầng thứ. Các dao gạt bằng cao su mềm hơn, góc gạt mực và tốc độ in thấp hơn, độ dẻo của mực thấp hơn sẽ làm tăng tầng thứ. Nếu đầu của dao gạt cao su làm tròn thay vì sắc và nếu độ căng của lưới lụa hay độ phân giải tram thấp thì dễ làm tăng tầng thứ.
Xác định độ biến dạng điểm tram qua: các ô hình sao (ô kiểm tra hình sao của thang GAFT) – từ đây ta có thể thấy rõ nguyên nhân gây nên sự biến dạng điểm tram, đó có thể là gia tăng tầng thứ, kéo dịch hoặc đúp nét. Một phương pháp khác nữa là thông qua việc sử dụng các số đo mật độ. Tiêu biểu là mật độ đo từ các giá trị tông nguyên và tông tram của một bản in, điện tích điểm tra được tính bằng cách dùng phương trình Muray – Davies hoặc phương trình Yule – Nielsen là hệ quả của phương trình này. Một số máy đo mật độ được lập trình sẵn các phương trình này để dễ tính diện tích điểm tram.
Một vấn đề về biến dạng điểm tram nữa là độ gai (graininess) nó xuất hiện khi sự gia tăng tầng thứ khá cao. Các dải tram không đều có liên quan nhiều đến độ biến dạng của chi tiết ảnh chứ không phải giá trị tông.
Minh họa các vi ảnh từ trái sang phải độ gia tăng dần
Nói chung, giảm thiểu độ biến dạng điểm tram là cần thiết, nhưng một số phương pháp được sử dụng để giảm độ biến dạng điểm tram có thể gây ra những hệ quả không mong muốn. Ví dụ, nếu giảm độ dày lớp mực thì sẽ giảm luôn độ biến dạng điểm tram và hệ quả không đáng có là mật độ màu tối đa cũng bị giảm. Nếu bổ sung vào mục các sắc tố để có thể đạt được mật độ cao với một lớp mực mỏng thì các thuộc tính truyền mực có thể bị ảnh hưởng đến mức làm cho mực không thể sử dụng được. Một giải pháp cho in offset là sử dụng một tấm cao su chịu nén thay vì tấm cao su thường. Tuy nhiên sự thay thế này có thể không thoả mãn khi in các khối màu lớn chẳng hạn như khi các nhãn hàng.
Áp lực in, mức độ nạp mực và những yếu tố khác nên được điều chỉnh để giảm thiểu hay loại trừ độ gai, kéo dịch và đúp nét. Nên xem sự gia tăng tầng thứ như một lỗi cần sửa chữa, nhưng đúng hơn là một đặc tính của mực, chất liệu in, bản kẽm, tấm phủ và máy in đang được sử dụng. Khi sự gia tăng tầng thứ trở nên ổn định ta xác định đặc tính của nó và bù trừ trong quá trình chế bản. Nghĩa là nếu một máy in tạo một điểm tram 50% trên phim thành một điểm tram 60% trên tờ in thị các phim sau có thể được điều chỉnh để chúng có giá trị điểm tram thấp hơn 10% tại điểm đó. Thang kiểm tra tầng thứ Wedge của GATF được chế tạo để giúp mô tả độ lệch tông trên máy in.
Nguồn: Sách Lý thuyết màu – PGS-TS. Ngô Anh Tuấn